Các quan chức Mỹ từng tuyên bố, hiện Mỹ và Trung Quốc đang cạnh tranh ảnh hưởng đối với các Quốc đảo ở khu vực Thái Bình Dương. Gần đây, Thủ tướng Samoa Tuilaepa đã từng biểu thị, đối với các Quốc đảo ở khu vực này thì Trung Quốc là những người bạn tốt hơn Mỹ.
Thế nhưng, các chính trị gia của Mỹ và Australia không thừa nhận điều này, họ cho rằng Trung Quốc không nắm được ưu thế ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đồng thời luận thuyết cho rằng Trung Quốc có đủ khả năng thách thức địa vị chủ đạo của Mỹ và Australia là không có cơ sở.
Trung Quốc hiện vẫn chưa thể so với Mỹ về vũ khí, trang bị
Trong “Sách trắng quốc phòng 2013”, Australia đã từng miêu tả: “Việc một quốc gia châu Á (ám chỉ Trung Quốc) đang dần tăng cường phạm vi ảnh hưởng đối với các Quốc đảo ở Thái Bình Dương đã trở thành một thách thức”. Đồng thời, Sách trắng cũng cảnh cáo: “trong tương lai, sự chi viện và giúp đỡ của quốc gia này trở thành một thách thức không nhỏ đối với địa vị của Australia trong khu vực Thái Bình dương”.
Muốn nắm được ý đồ của Trung Quốc đối với các Quốc đảo ở Thái Bình Dương, các chính trị gia phải tìm hiểu xem “Trung Quốc đang làm gì” thì mới hiểu được mục đích ẩn giấu đằng sau nó.
Trung Quốc thường thông qua 3 yếu tố để tăng cường tiếp xúc với các Quốc đảo này. Đó là: Thương mại và đầu tư, viện trợ và ngoại giao và cuối cùng là hợp tác quân sự. Qua phân tích 3 yếu tố này, người Nhật nhận thấy luận thuyết cho rằng Trung Quốc đã đủ lực thách thức địa vị của các quốc gia phương Tây là không có cơ sở.
Tuy giao dịch thương mại giữa Trung Quốc với các Quốc đảo Thái Bình Dương tăng lên nhiều lần trong 10 năm qua, tổng kim ngạch giao dịch thương mại ước đạt đến 2 tỷ USD, nhưng cũng chỉ bằng 1/3 của Australia. Về phương diện viện trợ, Trung Quốc cũng chỉ đứng ở vị trí thứ 5, xếp sau Australia, Mỹ, New Zealand và Nhật Bản.
Quân đội Trung Quốc chưa đủ khả năng bành trướng hoạt động trên phạm vi toàn cầu
Bài viết cho biết cụ thể, tính riêng về viện trợ quân sự, Trung Quốc cũng mới chỉ dừng lại ở mức độ cung cấp quân trang, vũ khí phi sát thương cho một số Quốc đảo và giúp các quốc gia Fiji, Papua New Guinea và Tonga xây dựng các doanh trại mới. Khoản viện trợ này không thấm vào đâu so với số tiền 183 triệu USD mà Australia đã dành cho hợp tác quốc phòng và bảo đảm an ninh khu vực với các quốc gia nằm trên Thái Bình Dương.
Tạp chí “The Diplomat” cho rằng, động lực thực sự thúc đẩy Trung Quốc gây dựng ảnh hưởng ở đây là vấn đề kinh tế, địa vị chủ đạo của Australia chắc chắn sẽ không bị suy giảm bởi sự cạnh tranh của Trung Quốc.